Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Sông Bạch Đằng
default

1.Tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền

Ngô Quyền(Ản minh họa)
Ngô Quyền(Ản minh họa)

Ngô Quyền sinh năm 898  mất năm 944, người Đường Lâm(Sơn Tây-Hà Nội) cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng . Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong cho là thứ sử trấn giữ Ái Châu(Thanh Hóa)

Năm 937 Dương Đình Nghệ  bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức, được tin đó ông đã kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó xâm lược nước ta lần thứ 2.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

Trước mối đe dọa đang cận kề, Ngô Quyền đã nghĩ kế sách đối phó quân Nam Hán, dựa trên địa hình hiểm trở của sông Bạch Đằng và ông đã giành chiến thắng , khiến quân Nam Hán phải rút về nước.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đi vào lịch sử, là niềm tự hào dân tộc, thể hiện truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

Ngô Quyền lên ngôi ngày 10 tháng 1 năm Kỷ Hợi (tức ngày 1 tháng 2 năm 939).Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là Ngô Vương, xây dựng nhà nước tự chủ, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương.

Ngô Quyền mất ngày 18 tháng 1 năm Giáp Thìn (14 tháng 2 năm 944),hưởng dương 47 tuổi; trước khi chết ông di chúc cho Dương Tam Kha phò tá con của mình là Ngô Xương Ngập. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương.

Ngày nay, đến với Đường Lâm ở Sơn Tây chúng ta có thể thăm đền thờ của ông. Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông – vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Đền thờ Ngô Quyền
Đền thờ Ngô Quyền

2.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh giặc trên sông Bạch Đằng như thế nào?

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã bàn với các tướng cách chống giặc

Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tản ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống là rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3 m. Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

Tìm hiểu thêm về sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu, có các chi mạch từ Đông Triều về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới rồi đổ ra biển bằng hai cửa: Dòng chính dài khoảng 20km, đổ ra cửa Nam Triệu, xưa gọi là cửa Bạch Đằng. Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km, đổ ra ở cửa Lạch Huyện và chi lưu sông Rút (còn gọi là sông Nam) dài khoảng 16km, hợp với dòng chính đổ ra cửa Nam Triệu.

Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Tên Vân Cừ được giải thích là bởi khi nước triều lên có gió bắc thổi, hoặc nước triều xuống có gió nam thổi, dòng sông cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng (Vân Cừ). Ngoài ra, sông Bạch Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy.

Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng

3. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy chiều đang lên.

Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.

Quân Nam Hán chống không lại phải rút chạy ra biển.

Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 938
Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 938

Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồng lách vào đánh giáp lá và rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.

Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

Vua Nam Hán được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi

Trong trận Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền là người công lao rất to lớn, nó khiến cho các nước lớn phải sợ kiêng rè, không dám xâm lược nước ta và cũng mở ra một nền độc lập mới.

Chiến thắng Bạch Đằng 938
Chiến thắng Bạch Đằng 938
Trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng
Trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng

Nguồn tham khảo:  Sách lịch sử lớp 6

4. Phim hoạt hình về chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*